Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong công trình hiện nay từ: nhà ở dân sinh, chung cư, quán café, nhà hàng, khách sạn…
Trần thạch cao là loại trần được làm từ nguyên liệu chính là các tấm thạch cao. Thạch cao là khoáng vật trầm tích mềm với hai thành thành phần chính là canxi sunfat và nước. Chúng hình thành trong các lớp trầm tích đất đá phong hóa. Vì vậy, ngay từ đầu của trái đất đã có sự tồn tại của chất liệu thạch cao.
Chất liệu thạch cao từ lâu đã được sử dụng trong công trình kiến trúc của con người. Các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của thạch cao trong các công trình kim tự tháp Ai Cập, hay đến tượng, thành cổ của người La Mã và người Hy Lạp với công trình kỳ vĩ của mình với mục đích làm mịn công trình ở thời điểm bấy giờ, tạo được thẩm mỹ và giữ được độ bền cho đến ngày nay.
Để có thể làm nên trần thạch cao được ưu chuộng như hiện nay đều nhờ tấm thạch cao ghép lại với nhau. Các tấm thạch cao được gắn chắc lại với nhau bên dưới lớp bê tông. Để tạo nên sự gắn chắc ấy cần đến tổ hợp các lớp vật liệu của khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và sơn bả. Từng tổ hợp có một chức năng riêng để cùng nhau tạo nên thẩm mỹ, chất lượng cho công trình sở hữu.
- Khung xương thạch cao: đây là phần quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng chung, độ bền của thạch cao khi sử dụng. Cố định trần theo khung xương có sẵn rồi mới đến tấm trần và sơn bả.
- Tấm trần thạch cao: sau khi cố định được khung xương thạch cao là tấm trần thạch cao được vít lại bằng vít chuyên dụng để tạo bề mặt phẳng.
- Sơn bả: cuối cùng là sơn bả. Cũng giống như sơn bả cho bề mặt tường nhà, sơn bả dành cho trần thạch cao mang lại độ mịn cho bề mặt, đều màu mang đến thẩm mỹ cũng như bảo vệ trần thạch cao khỏi tác nhân đến từ yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu,…
Ứng dụng của trần thạch cao trong xây dựng
Trần vách thạch cao được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Là vật liệu hoàn thiện với bề mặt nhẵn mịn, độ cứng chắc phù hợp, tính cơ lý linh hoạt, kết hợp được với nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra các cấu kiện có tính năng đa dạng như:
- Trần thạch cao chịu ẩm: Được kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm. Trần thạch cao chịu ẩm được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh, hoặc các công trình nằm gần nguồn ẩm.
- Trần thạch cao chịu nước: Sử dụng tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả. Trần thạch cao chịu nước sử dụng cho các công trình tiếp cận với nguồn ẩm cao như vệ sinh, nhà cũ dột…v..v..
- Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt: Tấm thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng. Trần thạch cao chống nóng, trần thạch cao cách nhiệt được thiết kế cho các khu vực chịu nhiệt cao, chủ yếu là ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như trần mái tôn cho nhà ở, nhà xưởng…v….v…
- Trần thạch cao chống cháy: Là sự kết hợp của tấm thạch cao chống cháy, bông thủy tinh và khung xương, ứng dụng cho các công trình đòi hỏi chống cháy lan. Thời gian chịu lửa được tính theo: chống cháy 60 phút, chống cháy 90 phút, chống cháy 120 phút…v..v.. Tùy theo thời lượng chịu cháy cần thiết mà kiến trúc sư sẽ kết hợp các chủng loại vật liệu phù hợp để ra một sản phẩm chịu được cháy theo thời gian phù hợp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
- Trần thạch cao tiêu âm: Cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ…v..v… được kết hợp linh hoạt vừa tạo vẻ thẩm mỹ theo thiết kế nội thất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu âm, cách âm cho từng nhu cầu cụ thể. Trần thạch cao tiêu âm ứng dụng chủ yếu cho hội trường, rạp hát, rạp chiếu phim, studio, phòng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, phòng ngủ…v.v…
- Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển: là thiết kế sử dụng trần thạch cao kết hợp với phào chỉ hoa văn. Tùy theo từng motip thiết kế mà người ta phân chia thành tân cổ điển, hay cổ điển.
Chính vì khả năng cơ động và đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng nên trần thạch cao ngày càng chứng tỏ được tính ưu việt của mình và được nhà nhà tin dùng.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao
Ưu điểm
Trần thạch cao khung nổi:
- Dễ tạo hình, trang trí: Do bề mặt thạch cao có độ mịn, độ phẳng tương đối cao, nên các chi tiết, hoa văn được tạo hình trên nền trần đạt được độ sắc nét hoàn hảo nhất.
- Chịu nhiệt tốt: Nhờ tỉ lệ dẫn nhiệt thấp, giúp thạch cao không hấp thụ độ nóng. Bởi vậy, các tấm thạch cao có thể chịu được lửa trong thời gian lên đến hơn 3 giờ đồng hồ.
- Cách âm hoàn hảo: Khả năng cách âm của trần thạch cao được tạo bởi lớp giấy giảm âm Glass Matt, có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp bông thủy tinh, tính kín khít cao. Nhờ cấu trúc đó, trần thạch cao có khả năng làm giảm âm từ khoảng giữa 35 – 60db.
- Do thiết kế đặc biệt của khung xương và các tấm thạch cao nên loại trần này có thời gian thi công ngắn hơn, việc dễ tháo lắp cũng tạo điều kiện sửa chữa khi gặp sự cố dễ dàng hơn.
- Đối với các trần bị cong vênh, trần thạch cao nổi là loại trần có độ che phủ tuyệt vời nhất.
- Đối với những không gian cao, rộng, thoáng, hoặc không gian có diện tích lớn, quá trống trải, trần thạch cao nổi cũng được coi là sự lựa chọn tối ưu.
Trần thạch cao khung chìm:
- Dễ dàng thi công, lắp ráp và sửa chữa.
- Thừa kế những tính năng vượt trội của thạch cao như bền chắc, chống thấm, cách nhiệt.
- Kiểu dáng và màu sắc đa dạng.
- Dễ định hình với nhiều kiểu thiết kế đa dạng, theo nhiều phong cách khác nhau.
- Giá cả hợp lý
- Ứng dụng cho các công trình như nhà ở, chung cư, biệt thự, phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng…
Nhược điểm
Trần thạch cao khung nổi: Khó thay đổi thiết kế bởi tấm thạch cao sử dụng thường là cố định. Hơn nữa tấm thạch cao nổi có kích thước nhỏ dễ tạo ra cảm giác không gian bị chia cắt.
Trần thạch cao khung chìm chia làm 2 loại trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp:
- Với trần thạch cao phẳng: mẫu thiết kế không đa dạng. Cần xử lý tỉ mỉ nếu không để lộ mối nối gây mất thẩm mỹ, thậm trí khiến trần nhà lồi lõm không đẹp mắt, ảnh hưởng chất lượng.
- Với trần thạch cao giật cấp: quá trình thi công phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Nếu như xảy ra hỏng hóc thì phải tiến hành dỡ toàn bộ chứ không thể gỡ bỏ một tấm hỏng để thay thế.
CMD cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhẩt.
Hãy liên hệ với CMD nếu Quý khách cần sự tư vấn!